Giang Bắc tứ trấn

Giang Bắc tứ trấn (chữ Hán: 江北四鎮), dân gian quen gọi là Nam Minh tứ trấn (南明四鎮), là 4 quân khu trọng yếu của chính quyền Nam Minh, nhưng thường được hiểu là 4 cánh quân chủ lực thuộc về Cao Kiệt, Lưu Lương Tá, Lưu Trạch Thanh, Hoàng Đắc Công: Cao Kiệt trấn thủ Từ Châu; Lưu Lương Tá trấn thủ Thọ Châu (nay là huyện Thọ, An Huy); Lưu Trạch Thanh trấn thủ Lư Châu (nay là Hợp Phì, An Huy); Hoàng Đắc Công trấn thủ Lư Châu, dời đi Nghi Chân (nay là thành phố cấp huyện Nghi Chinh, địa cấp thị Dương Châu, tỉnh Giang Tô), rồi lại về Lư Châu. Bọn họ được toàn quyền trong mọi vấn đề quân sự – chính trị tại nhiệm sở của mình.

Bối cảnh ra đời

Năm 1644, giữa các triều thần nhà Minh dời về phía nam đã nổ ra cuộc tranh luận xem vị phiên vương nào là người thích hợp kế thừa đế vị. Đảng Đông Lâm bị chia rẽ: Sử Khả Pháp ủng lập Quế vương Chu Thường Doanh, bọn Tiền Khiêm Ích ủng lập Lộ vương Chu Thường Điến; nhưng Phúc vương Chu Do Tung – con trai của Chu Thường Tuân, người từng tranh ngôi Thái tử với Minh Quang Tông Chu Thường Lạc – được Phượng Dương tổng đốc Mã Sĩ Anh ủng lập đã giành được thắng lợi, trở thành Hoằng Quang đế của chính quyền Nam Minh. Dưới tay Mã có 3 viên đại tướng: Cao Kiệt, Hoàng Đắc Công, Lưu Lương Tá, lại thêm Lưu Trạch Thanh – đều là những tướng lãnh bỏ miền bắc chạy xuống miền nam, nương nhờ ở Phượng Tường – nắm giữ phần lớn quân đội Nam Minh, khiến cho đảng Đông Lâm đành chịu thất bại.

Nhờ công phù lập, Hoàng Đắc Công được tiến phong làm Tĩnh Nam hầu (vốn là bá tước), Cao Kiệt được phong Hưng Bình bá, Lưu Trạch Thanh được phong Đông Bình bá, Lưu Lương Tá được phong Quảng Xương bá. Không rõ ai đã kiến nghị ban tước cho họ [1], nhưng thành lập Tứ trấn là sách lược của Sử Khả Pháp: …"Thần cho rằng cần nắm lấy địa lợi, gấp đặt 4 phiên. 4 phiên là: một ở Hoài, Từ, một ở Dương, Trừ, một ở Phượng, Tứ, một ở Lư, Lục. Lấy Hoài, Dương, Tứ, Lư để phòng thủ, lại lấy Từ, Trừ, Phượng, Lục làm căn bản để tiến đánh. Phàm các món binh mã tiền lương thuộc về họ, đều cho phép được tự ý sử dụng"… "4 phiên nên dùng Tĩnh Nam bá Hoàng Đắc Công, tổng trấn Cao Kiệt, Lưu Trạch Thanh, Lưu Lương Tá, ban nhiều ưu đãi, (để họ) làm bình phong cho ta, nghe theo mệnh lệnh của đốc thần, giữ lấy địa phương được giao phó, cùng nhau cố thủ"… [2]

Những bất cập dẫn đến thất bại

Như vậy Sử Khả Pháp bỏ qua hiềm khích cũ, thẳng thắn thừa nhận Tứ trấn là chủ lực của quân đội Nam Minh, đề nghị điều động bọn họ tiến hành kháng Thanh. Nhưng điều này nảy sinh ra nhiều bất cập:

Về mặt danh nghĩa, "phiên" hay "trấn" chính là nguồn gốc họa loạn của các triều đại Hán, Đường trong lịch sử Trung Quốc. Đến đời Tống, chính quyền kiên quyết dẹp bỏ tình trạng cát cứ phiên, trấn. Bởi triều đình Nam Minh không có quân đội, Sử Khả Pháp đành chấp nhận trao mọi quyền hạn cho Tứ trấn.
Vị trí của Tứ trấn quanh quẩn ở gần Nam Kinh, là vùng đất dễ đánh khó giữ, thay vì giữ lấy những nơi đất rộng người đông mà nhà Thanh chưa khống chế được, như Sơn Đông, Hà Nam,… [3]
Thành phần của Tứ trấn phức tạp: Cao Kiệt và Lưu Lương Tá là thủ hạ cũ của Lý Tự Thành, Lưu Trạch Thanh nhận lệnh cứu viện Bắc Kinh nhưng lại bỏ trốn về nam, chỉ có Hoàng Đắc Công là kiên trung với nhà Minh. Tứ trấn cậy công phù lập, ngang nhiên làm càn, gây ra vô số tội ác với nhân dân [4]. Cao Kiệt đố kỵ Hoàng Đắc Công đến nỗi muốn giết lẫn nhau, trong khi Sử Khả Pháp vẫn nhẫn nại hòng cảm hóa bọn họ [5]. Ngay cả khi Cao Kiệt cảm động mà quyết tâm kháng Thanh, thì Cao – Hoàng vẫn không thể hợp tác [6].

Năm Hoằng Quang đầu tiên nhà Nam Minh, tức năm Thuận Trị thứ 2 nhà Thanh (1645), Cao Kiệt bị phản tướng Hứa Định Quốc ám hại, lực lượng mạnh nhất trong Tứ trấn tan rã. Không lâu sau, Hoàng Đắc Công tử trận ở Vu Hồ, Lưu Trạch Thanh, Lưu Lương Tá hàng Thanh. Giang Bắc tứ trấn hoàn toàn thất bại. Người đương thời xem kết cục này là đương nhiên [7].

Tham khảo

  • Minh sử, quyển 268, 273
  • Thanh sử cảo, quyển 248
  • Khương Viết Quảng - Quá giang thất sự
  • Lâm Thì Đối - Các bộ Sử Trung Tĩnh Công dĩ tứ phiên phòng Giang ký
  • Trương Đại - Thạch Quỹ thư hậu tập, quyển 38
  • Hoàng Tông Hi - Hoằng Quang thực lục sao, quyển 1
  • Văn Bỉnh - Giáp ất sự án

Chú thích

  1. ^ Khương Viết Quảng, sách đã dẫn, chép: "… quần thần kiến nghị…" (lưu ý của người viết: Khương Viết Quảng là thành viên đảng Đông Lâm)
  2. ^ Lâm Thì Đối, sách đã dẫn
  3. ^ Trương Đại, sách đã dẫn: "Xét việc đặt Tứ trấn của Sử các bộ, không đặt ở Sơn Đông, Hà Nam, mà đặt ở trong phạm vị mấy trăm dặm của Nam Kỳ (tức Nam Kinh), đây chính là sai lầm thứ nhất của Các bộ."
  4. ^ Văn Bỉnh, sách đã dẫn, trang 39
  5. ^ Khương Viết Quảng, sách đã dẫn, chép: "Sử Khả Pháp trong thư gởi Cao Hoằng Đồ tỏ ý ‘có nhiều người nói Tứ trấn ghê gớm hung ác, sao chẳng cẩn thận mà tránh đi’…"
  6. ^ Minh sử, quyển 273, Cao Kiệt truyện: "… còn Đắc Công rốt cục không muốn tiếp ứng phía sau cho Kiệt…"
  7. ^ Hoàng Tông Hi, sách đã dẫn, chép: "Mã Sĩ Anh dựa vào Tứ trấn để nghênh lập (Hoằng Quang đế), Tứ trấn bèn cấu kết với Sĩ Anh. Sử Khả Pháp cũng sợ Tứ trấn không bằng lòng với mình, ban cho quan tước nhằm úy lạo bọn chúng. Bậc quân tử đều biết rằng bọn chúng không làm nên việc gì!"
  • x
  • t
  • s
Sự kiện lịch sử thời nhà Minh
Sơ kỳ
(Hồng Vũ đến
Tuyên Đức)
Nguyên mạt dân biến · Khởi nghĩa Khăn Đỏ (Cái chết của Hàn Sơn Đồng, Khởi nghĩa Hàn Lâm Nhi, Khởi nghĩa Từ Thọ Huy, Khởi nghĩa Quách Tử Hưng, Trương Sĩ Thành khởi sự· Minh Sơ nhị thập tứ tướng · Ba lần đánh Tập Khánh · Diệt Trần Hữu Lượng (Trận chiến bảo vệ thành Hồng Đô, Trận hồ Bà Dương · Diệt Trương Sĩ Thành · Diệt Phương Quốc Trân · Bình định Mân, Quảng) · Bắc phạt và thống nhất (Từ Đạt bắc phạt, Hồng Vũ bắc phạt, Công thủ Hà Nam và Sơn Đông, Hà Bắc và Thượng Đô, bình định Sơn Tây và Thu phục Cam Túc, Bình định Vân Nam, Bình định Tứ Xuyên, Thu hồi Yến Vân 16 châu, Bình định Liêu Đông, Trận chiến Kim Sơn, Trận Bộ Ngư Hải) · Tiến quân Tây Tạng (Ô Tư Tạng hành đô chỉ huy sứ tư, Đóa Cam Tư hành đô chỉ huy sứ tư, Nga Lực Tư quân dân và phủ nguyên soái)  · Chế độ Vệ sở · Kiến Đô chi nghị · Thịnh trị đời Hồng Vũ · Cuộc di dân lớn thời Hồng Vũ (Giang Tây dời sang Hồ Quảng, Hồ Quảng dời sang Tứ Xuyên) · Trà mã mậu dịch · Phế trừ Trung thư tỉnh · Đô bố án tam tư (Đô chỉ huy sứ tư, Bố chánh sứ tư, Án sát sứ tư)  · Hải cấm · Bốn vụ án thời Minh sơ (Án Hồ Duy Dung, Án Không ấn, Án Quách Hoàn, Án Lam Ngọc)  · Nam Bắc bảng án · Cải cách Kiến Văn · Tĩnh Nan chi họa · Nhâm Ngọ chi nạn · Vĩnh Lạc dời đô (Phủ Thuận Thiên, Cố Cung· Thịnh trị đời Vĩnh Lạc · Kiến lập Nội các · Hán vệ (Cẩm y vệ, Đông xưởng, Tây xưởng, Nội hành xưởng) · Ngục văn tự · Trịnh Hòa hạ Tây Dương · Kinh doanh Nam Hải (Vĩnh Lạc quần đảo, Vĩnh Lạc hoàn tiều, Tuyên Đức quần đảo, Vĩnh Lạc long đỗng, Chiến tranh Minh - Sri Lanka, Cựu Cảng tuyên úy tư) · Vạn quốc lai triều (Triều Tiên, An Nam, Lưu Cầu, Chiêm Thành, Tiêm La, Trảo Oa, Bột Nệ, Lữ Tống, Tô Lộc, Hợp Miêu Khỏa, Mỹ Lạc Cư, Bà La, Cổ Ba Lạt Lãng, Chân Lạp, Đế quốc Thiếp Mục Nhi) · Tông phiên · Tam đại doanh (Ngũ quân doanh, Tam thiên doanh, Thần Cơ doanh· Nam chinh An Nam · Thống trị An Nam (Giao Chỉ đẳng thừa tuyên bố chánh sứ tư, Khởi nghĩa Lam Sơn· Quý Châu kiến chế · Tam tuyên lục úy · Biến loạn Đường Tái · Minh Thành Tổ bắc phạt · kinh doanh đông bắc (Nỗ Nhi Can đô chỉ huy sử tư, Diệc Thất Ha tuần thị đông bắc, Thành Đặc Lâm, Chùa Vĩnh Ninh, Vĩnh Ninh tự bi, Kiến châu tam vệ, Liêu Đông đô chỉ huy sứ tư) · Trần Thành đi sứ Đế quốc Timur (Tây Vực phiên quốc chí, Tây Vực hành trình kí· Vĩnh Lạc đại điển · Chu Cao Xí giám quốc · Loạn Cao Hú · Nhân Tuyên chi trị · Tam Dương phụ chánh · Tuyên Tông phế hậu · Ha Mật vệ
Trung kỳ
(từ Chánh Thống
đến Gia Tĩnh)
Vương Chấn thiện chánh · Chiến dịch Lộc Xuyên · Chiết Mân dân biến · Trận Đại Đồng · Sự biến Thổ Mộc Bảo · Cảnh Thái kế thống · Huyết án Ngọ môn · Chiến dịch bảo vệ kinh sư · Đổi trữ quân chi tranh · Nam cung phục ngôi · Tào Thạch chi biến · Trọng tu Hoàn Vũ thông chí · Uông Trực thiện chánh · Dân biến Vân Dương · Loạn Đằng Hạp Đạo · Ha Mật chi tranh · Loạn Cố Nguyên Đạo · Loạn Hà Sáo · Thành Hóa tân phong · Vương Văn Tố với Tân tập thông chứng cổ kim Toán học bảo giám · Hoằng Trị trung hưng · Cửu biên · Nam Huy Bắc Tấn · Án Mãn Thương Nhi · Hải vận nghiêm cấm · Án yêu ngôn Trịnh Vương · Lưu Cẩn thiện chánh · Khởi nghĩa An Hóa vương ·  · Khởi nghĩa Lưu Lục, Lưu Thất · Giặc cướp Xuyên Thục · Chánh Đức nam tuần · Ứng châu đại tiệp · Loạn Ninh vương · Đạo loạn ở Nam Cám · Giang Bân thiện chánh · Vương Dương Minh và Dương Minh Học · Gia Tĩnh kế thống · Đại lễ nghị · người Phật Lăng Cơ (Bồ Đào Nha) đến (Truân Môn: Hải chiến Truân Môn, Tây Thảo Loan chi chiến, Cảng Song Tự, Áo Môn· Binh biến Đại Đồng · Gia Tĩnh nam tuần · Thiên Lăng chi nghị · Loạn Sầm Mãnh · Nhâm Dần cung biến · Gia Tĩnh trung hưng · Cung biến ở Sở phiên · Nghiêm Tung thiện chánh · Nam Uy bắc Lỗ · Thích Kế Quang kháng người Oa · Lý Phúc Đạt chi ngục · Nghị phục Hà Sáo · Chính biến Canh Tuất · Gia Tĩnh đại địa chấn · Lý Thời Trân với Bảo thảo cương mục
Mạt kỳ
(Long Khánh đến
Sùng Trinh)
Long Khánh tân chánh(Long Khánh khai quan, Yêm Đáp phong cống, Khai Trung pháp)  · Trương Cư Chánh phụ chánh (Nhất điều tiên pháp, Khảo thành pháp, Vương Quốc Quang và Vạn Lịch hội kế lục, Phan Quý Tuần trị thủy) · Vạn Lịch trung hưng · Trọng tu trường thành · Ba cuộc chinh phạt thời Vạn Lịch (Chiến dịch Ninh Hạ, Chiến tranh Mậu Thìn, Chiến dịch Bá châu) · Tần Lương Ngọc cùng Bạch Can binh · Cuộc chiến tranh giành Quốc bổn · Vạn Lịch đãi chánh · Tề Sở Chiết đảng · Chu Tái 堉 với Thập nhị bình quân luật · người Y Lợi Á (Tây Ban Nha) đông lai (Đại đồ sát ở Lữ Tống · Minh tây liên quân diệt Lâm Phụng· Chiến tranh Minh - Miến · Quáng thuế chi tệ · Án yêu thư(lần thứ nhất, lần thứ hai) · Án Sở phiên (Án Sở Thái tử, Án Sở tông kiếp cống)  · Ba vụ án thời Minh mạt (Án đĩnh kích, Án hồng hoàn, Án di cung· Đông Lâm đảng tranh · Quang Tông trung hưng · Người (Hà Lan) đông lai (Thẩm Hữu Dung dụ lui Hồng Mao phiên bi, Trận Bành Hồ, Hải chiến Minh Hà thời Sùng Trinh· Đạo Thiên Chúa du nhập (Tây học đông tiệm, Lợi mã đậu, Thánh giáo tam trụ thạch), Nam kinh giáo án, Sùng Trinh lịch thư, Kỉ Hà nguyên bản, Hồng di đại pháo· Từ Quang Khải với Nông chánh toàn thư · Kiến châu Nữ Chân phản Minh · Trận Tát Nhĩ Hử · Tam Hướng gia phái · Loạn Xa An · Dân biến Từ Hồng Nho · Hùng Đình Bật và Tôn Thừa Tông kháng Kim · Ngụy Trung Hiền thiện chánh (đảng Yêm) · Phục xã chi hưng · Vụ nổ Vương cung xưởng · Viên Sùng Soán đốc sư Kế, Liêu (Phòng tuyến Quan Ninh Cẩm, Trận Ninh Viễn, Trận Ninh Cẩm, tru sát Mao Văn Long) · Sùng Trinh trị loạn · Binh biến Ninh Viễn · Người Thanh xâm phạm kinh sư (Trận Kinh Kỳ, Tuân Viễn đại tiệp, Trận Tuyên Đại, Trận Kinh Kỳ lần thứ hai, Chiến dịch Bắc Trực Lệ và Sơn Đông, Chiến dịch Bắc Trực Lệ và Sơn Đông lần thứ hai) · Hải chiến Bì Đảo lần thứ nhất · lần thứ hai · Tẩu Tây Khẩu · Chính biến Kỉ Tị · Loạn Sa Định châu · Binh biến Ngô Kiều · Người Anh (Anh quốc) đông lai (Bức thư của Elizabeth I gửi cho Vạn Lịch Đế, Trận Hổ Môn· Từ Hà Khách du kí · Thiên tai liên tiếp (đê vỡ, dịch bệnh, thủy tai, hạn hán, châu chấu · Ngô Hữu Tính với Luận về ôn dịch · Trận Tùng Cẩm (Hồng Thừa Trù hàng Thanh, Tổ Đại Thọ hàng Thanh) · Minh mạt dân biến (Khởi nghĩa Vương Nhị, Khởi nghĩa Trương Hiến Trung, Khởi nghĩa Lý Tự Thành, Trận trấn Chu Tiên, Trận Phượng Dương, Đại hội Huỳnh Dương, Lý Tự Thành phá Khai Phong, Trận Mã Não Sơn, Trận Tương Dương) · Tôn Truyện Đình kháng kích Sấm tặc · Lô Tượng Thăng luyện quân Thiên Hùng · Dương Tự Xương diệt lưu khấu · Tào Văn Chiếu · Tam Thuận vương (Cung Thuận vương Khổng Hữu Đức, Hoài Thuận vương Cảnh Trọng Minh, Trí Thuận vương Thượng Khả Hỉ) · Giáp Thân nam thiên · Chính biến Giáp Thân · Trận Nhất Phiến Thạch · Tử ải tại Môi Sơn · Lý Tự Thành xưng đế · Ngô Tam Quế mở Sơn Hải quan
Nam Minh

Minh Trịnh
Nam Minh phân lập (Phúc vương, Lỗ vương, Đường vương, Duật Việt , Quế vương) · Chiến tranh nhập quan · Giang Bắc tứ trấn (Cao Kiệt, Hoàng Đắc Công, Lưu Trạch Thanh, Lưu Lương Tá· Chính biến Thanh châu · Đại Thuận diệt vong (Chiến dịch Đồng Quan, Chiến dịch Thiểm Bắc, Sấm vương bị giết) · Ba vụ án thời Nam độ (Án đại bi, Án giả Thái tử, Án Đồng phi) · Mã, Nguyễn đảng tranh · Tả Lương Ngọc thanh quân trắc · Liên Lỗ bình khấu · Chính biến Tuy châu · Lộ vương giám quốc · Trương Hiến Trung tiếm đế vị · Các cuộc đồ sát của quân Thanh ở Giang Nam (Dương châu thập nhất, Gia Định tam đồ, Giang Âm bát thập nhất nhật, Nam Xương chi đồ, Đại Đồng chi đồ, Đại đồ sát ở Tứ Xuyên, Quảng Châu chi đồ) · Phản Thanh phục Minh (Kim Thanh Hoàn, Vương Đắc Nhân ở Giang Tây phản chánh · Lý Thành Đống phản chánh ở Quảng Đông · Khương Tương phản chánh ở Đại Đồng · Mễ Lạt Ấn, Đinh Quốc Đống dẫn người Hồi ở Cam Túc khởi nghĩa · Tạ Thiên dựng cờ phản Thanh · Du Viên Quân dựng cờ phản Thanh · Vương Vĩnh Cương dựng cờ phản Thanh ở Thiểm Bắc · Hạ Trân, Tôn Thủ Pháp, Vũ Đại Định khởi nghĩa phản Thanh  · Vương Quang Cương, Vương Quang Ân, Vương Quang thái dựng cờ phản Thanh) · Liên khấu kháng Thanh · Hoàng Đạo Chu bắc phạt · Biến Tĩnh Phiên · Quân nông dân kháng Thanh (Trung Trinh doanh, Quỳ Đông thập tam gia, Diêu Hoàng thập tam gia, Tây Sơn thập tam gia, Đình Khê đại tiệp, Tự châu đại tiệp, Thần châu đại tiệp, Chiến dịch Hồ Nam, Quế Lâm đại tiệp, Hành Dương đại tiệp, Trận Bảo Ninh) · Hà Đằng Giao kinh doanh Hồ Nam · Cù Thức Tỉ, Trương Đồng Xưởng tuẫn quốc · Loạn Sa Định châu · Quân Đại Tây kinh doanh Vân Nam · Lý Định Quốc lưỡng quyết danh vương · Trương Hoàng Ngôn kháng thanh · Hồng Thừa Trù kinh lược Giang Nam · Chiến dịch Thiệu Khánh · Trận Tân Hội · Án 18 người · Trận Khúc Tĩnh · Thất bại Bảo Khánh · Tôn Khả Vọng đầu Thanh · Chiến dịch Trùng Khánh · Huyết chiến Ma Bàn Sơn · Nam Minh diệt vọng (trận Bác Lạc Bình, Phúc Kiến, Luân hãm Hồ Nam,Luân hãm Quý châu, Luân hãm Vân Nam) · Đại Tây diệt vong · Chiến dịch Chu Sơn · Nhất quan đảng · Trịnh Chi Long hàng Thanh · Trịnh Thành Công kháng Thanh(Trịnh gia quân, Quốc Tính gia bắc phạt, Chiến dịch Trường Giang, Chiến dịch Đồng An, Chiến dịch Triều châu, Tuyền châu đại tiệp, Chiến dịch Hạ Môn, Chiến dịch Hải Trừng, Quốc Tính gia chinh Đài  · Trịnh, Thi giao tranh (Sự kiện Tằng Đức) · Lỗ giám quốc kháng Thanh ở Chiết Mân · Chú Thủy chi nạn · Trận Đức Lặc · Quỳ Đông hội chiến · Chiến dịch Mao Lộc Sơn · Vương triều họ Trịnh (Trịnh Kinh giành quyền kế vị, Sự kiện Trịnh Thái, Thanh Hà liên quân công Trịnh, Đông Ninh chi biến) · Thiên giới cấm hải · Minh Trịnh diệt vong · Chu Thuật Quế tuẫn quốc · Người Minh HươngViệt Nam
Sử chuyên môn
Lịch sử · Chánh trị · Quân sự · Ngoại giao · Kinh tể · Văn hóa · Khoa học kĩ thuật · Quân chủ
Chú giải:Màu xanh lá chỉ những sự kiện có liên quan đên các nước phương Tây