INSEAD

INSEAD
Khẩu hiệuThe Business School for the World
Loại hìnhTrường kinh doanh tư nhân
Thành lập1957
Tài trợ€350 million[1]
Chủ tịch Hội đồng trườngAndreas Jacobs[2]
Giám đốcIlian Mihov[3]
Giảng viên
250+
Sinh viên1,410
(~1,000 in MBA)
(~300 EMBA)
(~30 MFin)
(80 in Ph.D.)
Vị trí
Fontainebleau
Singapore
Abu Dhabi
San Francisco
Websiteinsead.edu

INSEAD là một trường đại học tư thục, phi lợi nhuận, với các cơ sở giảng dạy chính ở Fontainebleau, Pháp và Singapore, cùng với các cơ sở nghiên cứu ở Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và San Francisco, Hoa Kỳ. INSEAD được biết đến vì các cựu sinh viên thành đạt trong kinh doanh và chính trị, các nghiên cứu về chiến lược kinh doanh, đổi mới sáng tạo, toàn cầu hoá, kinh doanh bền vững, tăng trưởng xanh và môi trường học tập nhấn mạnh tính quốc tế và hợp tác xuyên biên giới.

Là một trường kinh doanh bậc sau đại học, INSEAD cung cấp chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) toàn thời gian, Thạc sĩ điều hành cao cấp (EMBA), Thạc sĩ tài chính, chương trình Tiến sĩ quản lý, Thạc sĩ quản lý [4] và nhiều chương trình đào tạo lãnh đạo doanh nghiệp (executive education).

Chương trình MBA của INSEAD xếp thứ 2 về số lượng cựu sinh viên hiện là tổng giám đốc tại 500 công ty lớn nhất toàn cầu, chỉ sau Trường Kinh doanh Harvard, và xếp thứ 6 về số lượng tỷ phú.[5][6]

Dù là một trường đại học chuyên ngành, chỉ dạy bậc cao học với quy mô tương đối nhỏ, INSEAD vẫn xếp thứ 2 toàn cầu trong số các trường đại học đào ra nhiều lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết chủ chốt nhất, chỉ xếp sau Đại học Harvard và trước Đại học Oxford.[7] INSEAD nằm trong top 20 trường đại học đào tạo ra nhiều triệu phú nhất toàn cầu.[7][8] Cựu sinh viên INSEAD bao gồm các CEO/Chủ tịch của Credit Suisse, Ericsson, WPP, Lloyds Banking Group, LEGO, Philip Morris International, Y Combinator.

Vào năm 2022, 15% các công ty kỳ lân tại Châu Âu được sáng lập bởi cựu sinh viên INSEAD, giúp trường này trở thành trường đại học đào tạo ra nhiều người sáng lập kỳ lân công nghệ nhất tại Châu Âu; số kỳ lân của INSEAD gấp rưỡi trường xếp thứ 2 là Đại học Cambridge[9]. Xét trên số lượng nhà sáng lập, chương trình MBA của INSEAD được xếp thứ 4 trên toàn cầu trong bảng xếp hạng các chương trình MBA tốt nhất dành cho nhà sáng lập doanh nghiệp, sau Harvard, StanfordWharton: 762 cựu sinh viên INSEAD đã thành lập gần 700 doanh nghiệp và kêu gọi thành công 23 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư.[10] Xét trên số vốn kêu gọi được, INSEAD, Harvard và Stanford luân phiên nhau đứng đầu trong danh sách các chương trình MBA có cựu học sinh kêu gọi được nhiều vốn đầu tư nhất thế giới.[11] Trường này đã đào tạo ra các nhà sáng lập của các công ty L'Occitane, Octapharma, TransferWise, Business Insider, MongoDB, BlaBlaCar, PropertyGuru, NuBank, Ecovadis. Trong số 10 tỷ phú đô la được đào tạo tại INSEAD, 7 người là tự thân lập nghiệp.

Trong lĩnh vực chính trị, trường đã đào tạo ra 4 nguyên thủ quốc gia/người đứng đầu chính phủ,[6][12] một số người đứng đầu cơ quan lập pháp, hàng chục bộ trưởng và thành viên nội các, hàng chục nghị sĩ và một số thành viên hoàng tộc của nhiều quốc gia khác nhau trên toàn thế giới.

INSEAD được sáng lập tại Pháp năm 1957 bởi Georges Doriot, một giáo sư tại Harvard và doanh nhân người Mỹ gốc Pháp, được biết đến là "cha đẻ của đầu tư mạo hiểm", và hai sinh viên của ông là Claude Janssen và Olivier Giscard d'Estaing. Năm 2000, Trường mở thêm cơ sở giảng dạy tại Singapore. Năm 2012, INSEAD trở thành một thành viên sáng lập của Liên minh Đại học Sorbonne, tiến tới hợp nhất với các trường đại học chuyên ngành xuất sắc trong các lĩnh vực khác trong Liên minh này để tạo một trường đại học đa ngành trong top đầu thế giới.

Chương trình MBA của INSEAD được biết đến với tính quốc tế cao, không nhận quá 10% sinh viên có cùng 1 quốc tịch và yêu cầu mỗi sinh viên phải nói được 3 thứ tiếng để tốt nghiệp.

Lịch sử

Lâu đài Fontainebleau

Georges Doriot, người sáng lập INSEAD, là một nhà đầu tư mạo hiểm song tịch Pháp-Mỹ và là giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard. Thường được coi là "cha đẻ của đầu tư mạo hiểm," ông đã thành lập American Research and Development Corporation (ARDC) vào năm 1946, một trong những công ty đầu tư mạo hiểm công khai đầu tiên.[13] Sự nghiệp của Doriot cũng được định hình bởi việc ông phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ với cấp bậc tướng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nơi ông lãnh đạo Phòng Kế hoạch Quân sự và phụ trách việc liên kế hoạch hậu cần quy mô toàn cầu cho các hoạt động của lực lượng Đồng Minh từ thức ăn, quần áo cho tới vũ khí.[14] Thời gian tham chiến trong thế chiến II cũng như thế chiến I trước đó đã thúc đẩy Doriot quyết tâm đóng góp vào việc tái thiết và lập lại hòa bình lâu dài tại châu Âu.

Sau chiến tranh, Doriot lên kế hoạch xây dựng một trường kinh doanh kết nối các nhà lãnh đạo tương lai từ các quốc gia khác nhau trên toàn Châu Âu, bao gồm cả các quốc gia từng là kẻ thù, để tái thiết nền kinh tế và kiến tạo một nền hòa bình bền vững. Ông cho rằng trường học này nên giới hạn sinh viên theo quốc tịch và ngôn ngữ giảng dạy nên lẫn lộn tiếng Pháp, Anh và Đức nhằm đảm bảo rằng sinh viên sẽ thực sự hợp tác liên văn hóa. Ngày nay, INSEAD vẫn duy trì giới hạn không nhận quá 12% sinh viên có cùng 1 quốc tịch [15] nhưng hiện nay tất cả các lớp học đều được giảng dạy bằng tiếng Anh, với yêu cầu sinh viên phải thành thạo ba ngôn ngữ bất kì để tốt nghiệp.[16]

Vào năm 1955, Doriot đã trình bày ý tưởng này trước Phòng Thương mại Paris, và các chủ tịch của tổ chức này, Jean Marcou và Philippe Dennis, không chỉ tài trợ cho dự án mà còn trở thành các chủ tịch đầu tiên của trường. Tầm nhìn của Doriot đã nhận được sự ủng hộ quốc tế, bao gồm từ Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower, người đã ủng hộ vai trò của INSEAD việc tái thiết châu Âu.[17]

Doriot đã chọn Claude Janssen và Olivier Giscard d'Estaing, các học trò cũ của ông tại Harvard, làm đồng sáng lập. Janssen, người có mối quan hệ tốt trong các giới kinh doanh châu Âu, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, trong khi Giscard d'Estaing, em trai của tổng thống tương lai Pháp Valéry Giscard d'Estaing, đã mang đến một mạng lưới chính trị mạnh mẽ, giành được sự ủng hộ từ các nhân vật có ảnh hưởng ở Pháp và nước ngoài.[18]

INSEAD được thành lập vào năm 1957 và ban đầu hoạt động tại Château de Fontainebleau, trước khi chuyển đến Cơ sở Châu Âu hiện nay vào năm 1967.[19] Lớp MBA đầu tiên bắt đầu vào ngày 12 tháng 9 năm 1959, với 57 sinh viên.

INSEAD mở rộng ra toàn cầu với việc thành lập cơ sở Châu Á tại Singapore, được khánh thành vào năm 2000 bởi Thủ tướng Lý Quang Diệu. Với nước đi này, trường cũng đổi sang sử dụng thương hiệu chính thức "INSEAD" và khẩu hiệu "Business School for the World," thay thế tên gọi ban đầu là "European Institute of Business Administration", thể hiện sứ mệnh toàn cầu hơn.[20]

Vào năm 2001, INSEAD đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với Trường Wharton, tạo nên Liên minh Wharton-INSEAD. Mối quan hệ đối tác này tạo điều kiện cho việc trao đổi sinh viên, nghiên cứu chung và giảng dạy hợp tác giữa sáu cơ sở của hai trường tại Philadelphia, San Francisco, Fontainebleau, Singapore, Bắc Kinh, và Abu Dhabi. Hơn 2.100 sinh viên đã tham gia chương trình trao đổi này kể từ khi thành lập. Liên minh này nhấn mạnh quan điểm toàn cầu trong giáo dục và nghiên cứu quản lý, tận dụng thế mạnh của cả hai tổ chức để đào tạo những nhà lãnh đạo có tầm nhìn toàn cầu thực sự.[21]

Vào năm 2012, INSEAD trở thành thành viên sáng lập của Hiệp hội Đại học Sorbonne, tiến tới việc sáp nhập với các tổ chức chuyên ngành để tạo ra một trường đại học đa ngành. Vào năm 2024, INSEAD, hợp tác với Trường Kinh doanh Cambridge Judge, HEC Paris, IE Business School, IESE Business School, IMD, Trường Kinh doanh London, và Trường Kinh doanh Saïd tại Đại học Oxford, đã khởi xướng sáng kiến Business Schools for Climate Leadership (BS4CL) để giải quyết các thách thức về khí hậu toàn cầu thông qua giáo dục và nghiên cứu tích hợp.[22]

Các cơ sở

INSEAD cơ sở Singapore

Cơ sở ban đầu của INSEAD (cơ sở Châu Âu) nằm ở Fontainebleau, gần Paris, Pháp. Cơ sở thứ hai của trường (cơ sở Châu Á) nằm ở quận one-north của Singapore, bên cạnh ga tàu điện ngầm one-north. Cơ sở thứ ba và mới nhất (cơ sở Trung Đông) nằm ở Abu Dhabi. Mặc dù tọa lạc tại châu Âuchâu Á, INSEAD theo đuổi mô hình trường kinh doanh của Hoa Kỳ.[23] INSEAD là nơi tiên phong trong việc thành lập trường kinh doanh đa cơ sở như một cách để tăng cường sự hiện diện toàn cầu, tính chất của đội ngũ giảng viên và chương trình giảng dạy.[24][25] Một nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard đã khám phá cách tiếp cận của INSEAD đối với giáo dục kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu và cách thức hoạt động của hệ thống nhiều cơ sở này.[26]

Các chương trình đào tạo

Chứng chỉ Nền tảng kinh doanh (Business Foundations Certificate)

INSEAD phối hợp với Đại học Sorbonne cung cấp chương trình Chứng chỉ Nền tảng Kinh doanh phù hợp với những sinh viên mới tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tiến sĩ từ các ngành khoa học, y học, nhân văn, kĩ thuật và luật. Chương trình trang bị cho người tham gia các kỹ năng kinh doanh và kinh tế bổ sung tối ưu cho quá trình đào tạo sau đại học của họ. Nó cũng hỗ trợ người tham gia chuyển đổi sang sự nghiệp kinh doanh và giúp các doanh nhân có tham vọng hoàn thành mục tiêu khởi nghiệp của chính họ bằng cách bổ sung cho ý tưởng của họ một nền tảng vững chắc về kinh doanh và lãnh đạo [1]

Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA)

Các học viên MBA của INSEAD có thể tham gia các khóa học chính tại một trong hai hoặc cả hai cơ sở Châu Âu và Châu Á [27] (cũng như một thời gian học tại cơ sở Trung Đông). Các môn học chính được dạy song song ở các cơ sở, và có các giảng viên giảng dạy ở cả cơ sở Châu Âu và Châu Á cũng như các giảng viên thường trực tại mỗi cơ sở.[28] Khoảng 20% học viên tham gia chương trình MBA với các bằng cấp sau đại học hoặc chuyên môn khác; bao gồm bác sĩ y khoa, luật sư và tiến sĩ.

INSEAD cung cấp hai lịch trình MBA mỗi năm: một chương trình bắt đầu vào tháng 9, hoàn thành trong 10 tháng và một chương trình mùa đông kéo dài 12 tháng bắt đầu từ tháng 1 cho những học viên muốn hoàn thành kỳ thực tập mùa hè.[29]

Chương trình giảng dạy MBA của INSEAD bao gồm các khóa học chính và môn tự chọn. Cốt lõi bao gồm các ngành quản lý truyền thống bao gồm tài chính, kinh tế, hành vi tổ chức, kế toán, đạo đức, marketing, thống kê, quản trị vận hành, môi trường chính trị quốc tế, chính sách công, quản lý chuỗi cung ứng, lãnh đạochiến lược doanh nghiệp. Có 75 môn tự chọn[30] trong các lĩnh vực như kế toán và kiểm soát, khoa học quyết định, kinh tế và khoa học chính trị, doanh nhândoanh nghiệp gia đình, tài chính, hành vi tổ chức, chiến lược, tiếp thị, công nghệ và quản trị vận hành. Học viên được yêu cầu nói hai ngôn ngữ khi nhập học và thành thạo ngôn ngữ thứ ba khi tốt nghiệp.

Chương trình Thạc sĩ Điều hành cao cấp (Executive MBA)

INSEAD có hai chương trình EMBA: Thạc sĩ Điều hành cao cấp Toàn cầu (Global Executive MBA - GEMBA)[31] và Thạc sĩ Điều hành cao cấp Thanh Hoa INSEAD (Tsinghua INSEAD EMBA - TIEMBA).[32] Cả hai chương trình EMBA đều là chương trình cấp bằng thạc sĩ bán thời gian, theo mô đun.

Các chương trình này cung cấp cho nhà quản trị kinh doanh có kinh nghiệm một khóa học chuyên sâu kéo dài 14–17 tháng, diễn ra theo các mô đun (khoảng sáu đến bảy tuần một lần). Mỗi mô đun trong khuôn viên trường có thời lượng từ một đến hai tuần. Đối với chương trình GEMBA, thời gian thực tế trong khuôn viên trường tổng cộng là 12 tuần với những người tham gia ở cả ba cơ sở của INSEAD (Fontainebleau, Pháp, Abu Dhabi và Singapore). Đối với chương trình TIEMBA, thời gian thực tế trong khuôn viên trường tổng cộng là 12 tuần, xen kẽ giữa cơ sở của Thanh Hoa ở Bắc Kinh, Trung Quốc,[33] và khuôn viên của INSEAD ở Singapore.

Cả hai chương trình GEMBA và TIEMBA đều bao gồm lịch trình huấn luyện nhóm, đánh giá 360 độ và các hoạt động nhóm được thiết kế để phát triển phong cách lãnh đạo, được gọi là Chương trình Phát triển Lãnh đạo (Leadership Development Programme).[34]

Thạc sĩ Điều hành về Huấn luyện và Tư vấn Thay đổi

Thạc sĩ Điều hành về Huấn luyện và Tư vấn Thay đổi (Executive Master in Coaching and Consulting for Change) là một bằng thạc sĩ chuyên ngành. Nó cung cấp nền tảng về các động lực cơ bản của hành vi con người và động lực tiềm ẩn của các tổ chức. Tích hợp giáo dục về kinh doanh với một loạt các lĩnh vực tâm lý, chương trình cho phép người tham gia hiểu bản thân và những người khác ở mức độ cơ bản, giúp họ chuẩn bị để đảm nhận các vai trò trong tổ chức, phát triển cá nhân, tổ chức và quản trị thay đổi.[35][36]

Thạc sĩ Tài chính (MFin)

Chương trình Thạc sĩ Tài chính (MFin) của INSEAD dạy người tham gia các kỹ năng tài chính và kế toán như những kỹ năng được dạy trong chương trình MBA, đồng thời đưa ra các quan điểm lãnh đạo và quản lý. Chương trình được cung cấp dưới dạng mô-đun trong khoảng thời gian 20 tháng để cho phép các học viên vừa học vừa tiếp tục làm việc. Những người tham gia nghỉ làm để tham gia 6 mô đun (kéo dài 2-3 tuần) trong khuôn viên trường và tiếp tục làm việc giữa các học phần.[37]

Chương trình tiến sĩ

Tiến sĩ Quản lý INSEAD là một bằng tiến sĩ về kinh doanh để chuẩn bị cho học viên theo đuổi con đường học thuật. Nó đòi hỏi bốn đến năm năm học toàn thời gian - hai năm đầu tiên dành cho các môn học, năm thứ ba và thứ tư (hoặc đôi khi thứ năm) dành cho nghiên cứu và luận văn.[38] Sinh viên có thể lựa chọn bắt đầu việc học tại cơ sở Châu Á (Singapore) hoặc Châu Âu (Pháp),[39] và trao đổi tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) thông qua hợp tác INSEAD-Wharton.[40] Có tám lĩnh vực chuyên môn: Kế toán, Khoa học quyết định, Tinh thần doanh nhân, Tài chính, Marketing, Hành vi Tổ chức, Chiến lược, Công nghệ và Quản trị vận hành.[41] INSEAD trao các học bổng, theo đó học viên được miễn hoàn toàn học phí, cung cấp sinh hoạt phí hàng năm và tài trợ nghiên cứu.[42]

Thạc sĩ quản lý (MIM)

Chương trình kéo dài từ 14 đến 16 tháng này có cách tiếp cận học tập sáng tạo với định hướng giải quyết vấn đề ứng dụng. Nó nhằm mục đích trao quyền cho thế hệ của những cá nhân toàn diện, có tư duy nhanh nhẹn và đổi mới, những người sẵn sàng tạo ra tác động tích cực trong xã hội.

Đào tạo lãnh đạo doanh nghiệp

INSEAD tổ chức các chương trình đào tạo lãnh đạo doanh nghiệp tuyển sinh mở và cụ thể cho từng công ty, doanh nghiệp tại các cơ sở ở châu Âu, châu Á, Trung Đông và Bắc Mỹ, cũng như hợp tác với các trường đại học khác. Những người tham gia thường đến từ cấp quản lý cấp cao hoặc cấp cao nhất, có nhiều năm kinh nghiệm trong công ty hoặc ngành của họ và những người trẻ hơn 'tiềm năng cao' được xác định là chìa khóa trong các chiến lược kế nhiệm trong công ty của họ. Khoảng 12.000 giám đốc điều hành từ hơn 125 quốc gia tham gia các khóa học hoặc chương trình tại INSEAD mỗi năm.[43]

Năm 2011, INSEAD đưa ra Chứng chỉ Điều hành về Quản lý Toàn cầu (Executive Certificate in Global Management), đây là sự công nhận chính thức được trao cho những người tham gia hoàn thành ít nhất ba chương trình lãnh đạo và quản lý toàn cầu của INSEAD trong thời gian bốn năm.[44]

Thứ hạng và danh tiếng

Xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times 2016-2020
Xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times 2016-2020

INSEAD là một trong 4 trường kinh doanh liên tục được xếp hạng trong top 5 các trường kinh doanh hàng đầu thế giới theo xếp hạng của Financial Times. Chương trình MBA của trường đã được xếp hạng nhất trên toàn cầu vào năm 2016, 2017, 2021 trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times.[45] Bằng kép EMBA điều hành với Đại học Thanh Hoa được Financial Times xếp hạng 1 trên toàn cầu. Chương trình GEMBA của INSEAD được xếp hạng 7 trong cùng bảng xếp hạng.[46] INSEAD được xếp hạng 1 trên toàn cầu trong bảng xếp hạng các Trường Kinh doanh tốt nhất thế giới năm 2017 của Tạp chí CEO World.

INSEAD không nhận quá 12% sinh viên từ cùng một quốc tịch.[47] Chương trình MBA của trường đã đào tạo ra số lượng CEO Fortune 500 cao thứ hai, chỉ sau Harvard Business School.[48] Trường cũng nằm trong số 20 đại học đào tạo ra nhiều cá nhân siêu giàu nhất thế giới,[5][49] và nằm trong top 10 chương trình MBA toàn cầu đào tạo ra nhiều tỷ phú nhất.[50]

Về lĩnh vực khởi nghiệp, INSEAD ước tính khoảng một nửa số cựu sinh viên của trường đã thành lập công ty tại một thời điểm nào đó trong sự nghiệp.[51] Phân tích năm 2023 của Pitchbook cho thấy INSEAD đứng thứ tư trên thế giới về vốn huy động được, số lượng nhà sáng lập và số lượng công ty (chỉ đứng sau Harvard, Stanford và Wharton).[52] Tính đến năm 2022, các cựu sinh viên INSEAD đã thành lập 18 công ty kỳ lân, khiến trường trở thành cơ sở đào tạo ra nhiều kỳ lân nhất ở châu Âu.[53] Khoảng 800 cựu sinh viên của trường đã thành lập hơn 700 công ty, với tổng số vốn huy động lên đến 23 tỷ USD.[52] Tính đến năm 2023, Đại học Harvard, Đại học Stanford và INSEAD là ba trường đại học duy nhất từng đứng đầu danh sách Poets and Quants về các công ty khởi nghiệp nhận được nhiều vốn đầu tư nhất do sinh viên MBA sáng lập.[54]

Năm 2023, INSEAD được Poets & Quants vinh danh là Chương trình MBA của năm, đặc biệt ghi nhận sự cam kết của trường đối với phát triển bền vững. Theo Poets & Quants, "Không có trường kinh doanh nào trên thế giới làm nhiều hơn INSEAD để lồng ghép phát triển bền vững vào chương trình giảng dạy của mình." Trường đã tích hợp phát triển bền vững vào chương trình giảng dạy ở nhiều môn học khác nhau, chuẩn bị cho sinh viên đối mặt với các thách thức toàn cầu liên quan đến tác động môi trường và xã hội.[55]

Vị trí của INSEAD trên Bảng xếp hạng Toàn cầu của Financial Times
2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Xếp hạng MBA Toàn cầu 1st 1st 2nd 3rd 4th 1st 3rd[56] 2nd 2nd
Tsinghua—INSEAD EMBA (TIEMBA) 2nd 3rd 3rd 9th 5th 11th 3rd
INSEAD Global EMBA (GEMBA) 4th 8th 13th 19th 9th 15th 17th
Các trường kinh doanh châu Âu 3rd[57] 5th[57] 3rd[57] 5th[58] 3rd[58] 3rd[58] 15th[59]

Chương trình MBA của INSEAD xếp hạng nhất vào các năm 2021, 2017 và 2016 trong Bảng xếp hạng MBA Toàn cầu của Financial Times.[60] Chương trình MBA điều hành kép với Đại học Thanh Hoa thường xuyên đứng trong top 10 do Financial Times xếp hạng.[61]

Quan hệ đối tác

INSEAD có các chương trình trao đổi với:

  • Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania (chương trình hợp tác - ra mắt năm 2001) [62][63][64]
  • Trường Quản lý Kellogg (chương trình trao đổi MBA - ra mắt năm 2010) [65]
  • Paul H. Nitze School of Advanced International Studies tại Đại học Johns Hopkins ở Washington, DC (chương trình MA và MBA bằng kép - ra mắt năm 2011) [66]
  • Đại học Thanh Hoa (chương trình MBA điều hành kép - ra mắt năm 2006) [67][68]
  • CEIBS (Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc Châu Âu) (Chương trình đào tạo quản trị thực hành - ra mắt năm 2012, trao đổi MBA - ra mắt năm 2013) [69]
  • Đại học Sorbonne (thành lập năm 2012 với INSEAD là đối tác sáng lập) [70]
  • Art Center College of Design (ra mắt năm 2015) [71]
  • Trường Sư phạm, Đại học Columbia (ra mắt năm 2014) [72]
  • HOUYI Institute of Advanced Education [73] - Post EMBA-INSEAD - Chương trình Lãnh đạo Doanh nghiệp Tương lai Lưu trữ 2020-09-26 tại Wayback Machine

Nghiên cứu

Trung tâm nghiên cứu

INSEAD - Blue Ocean Strategy Institute

INSEAD có 15 trung tâm thực hiện nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh doanh và ở các khu vực địa lý khác nhau. Bao gồm:

  • Centre for Decision Making and Risk Analysis (CDMRA) [74]
  • Emerging Markets Institute [75]
  • Healthcare Management Initiative [76]
  • INSEAD Africa Initiative [77]
  • INSEAD Blue Ocean Strategy Institute [78]
  • INSEAD Centre for Entrepreneurship (ICE) [79]
  • INSEAD Corporate Governance Initiative [80]
  • INSEAD eLab [81]
  • INSEAD European Competitiveness Initiative [82]
  • INSEAD Global Leadership Centre (IGLC) [83]
  • INSEAD Global Private Equity Initiative (GPEI) [84]
  • INSEAD Innovation and Policy Initiative (IIPI) [85]
  • INSEAD Social Innovation Centre [86]
  • INSEAD Social Science Research Centre (ISSRC) [87]
  • INSEAD-Wharton Center for Global Research and Education [88]
  • Learning Innovation Centre [89]
  • Wendel International Centre for Family Enterprise [90]
  • Women@INSEAD [91]

Phương pháp giảng dạy

Phương pháp giảng dạy tại INSEAD bao gồm nghiên cứu tình huống, bài giảng, học tập đồng đẳn, hướng dẫn, làm việc nhóm, mô phỏng và đóng vai.

Nghiên cứu tình huống

Phương pháp tình huống phần lớn được sử dụng trong lớp học như một phương pháp giảng dạy. Các tình huống kinh doanh điển hình do các giáo sư INSEAD biên soạn được sử dụng rộng rãi thứ hai trong các lớp học của các trường kinh doanh trên toàn cầu, chỉ sau Trường Kinh doanh Harvard. Cùng với Trường Kinh doanh Harvard và Trường Kinh doanh ICFAI Hyderabad, INSEAD tạo thành 'bộ ba' về xuất bản các tình huống điền hình trên toàn cầu.[92]

Các tình huồng kinh doanh được thiết kế tại INSEAD đã nhận được nhiều giải thưởng[93] và được nhiều trường kinh doanh khác sử dụng.

Trò chơi mô phỏng kinh doanh

Các trò chơi mô phỏng kinh doanh được INSEAD sử dụng trong giảng dạy. Nhiều trong số chúng đã được thiết kế bởi các khoa của INSEAD và được sử dụng trong nhiều cơ sở đào tạo, bao gồm:[94]

  • Mô phỏng EIS [95] (quản trị thay đổi)
  • FORAD [96] (tài chính)
  • IND IndustryAT (marketing)
  • Markstrat (marketing)

Đổi mới trong giáo dục

Một số nghiên cứu và sáng kiến đang được thực hiện tại INSEAD để kết hợp các phương pháp học tập sáng tạo.

Các trung tâm tiến hành nghiên cứu công nghệ và cách tiếp cận học tập như:

  • INSEAD CALT (Centre of Advanced Learning Technologies) [97] đã tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu, và đặc biệt là các dự án được tài trợ bởi các chương trình nghiên cứu từ Ủy ban Châu Âu về các phương pháp tiếp cận như mô phỏng kinh doanh hoặc cộng đồng học tập (learning communities).
  • INSEAD Learning Innovation Center [98] được tài trợ để quản lý sự đổi mới trong việc thiết kế và phân phối chương trình ở INSEAD. Ví dụ, INSEAD Learning Innovation Center đã giới thiệu việc sử dụng thế giới ảo Second Life như một công cụ giáo dục.[99]
  • INSEAD eLab [100] là trung tâm kết nối các nhà tài trợ và các cộng tác viên nghiên cứu bên ngoài quan tâm đến lĩnh vực big data và phân tích dữ liệu với chuyên gia của INSEAD trong lĩnh vực rộng lớn này. INSEAD eLab thực hiện nghiên cứu và hỗ trợ giảng dạy tập trung vào các giải pháp kinh doanh phân tích dữ liệu, công cụ, khuôn khổ và thông tin chi tiết về nghiên cứu có thể giúp các học giả và người thực hành tận dụng tốt hơn các cơ hội rộng lớn mà "thế giới dữ liệu" tạo ra. Để đạt được điều này, trung tâm có sự tham gia của các giảng viên INSEAD với chuyên môn về lĩnh vực cụ thể (ví dụ như marketing, kinh tế, hoạt động hoặc tài chính), các nhà nghiên cứu cấp cao từ các lĩnh vực khác nhau, các kỹ sư và nhà khoa học dữ liệu, và cộng tác viên từ các tổ chức học thuật khác cũng như khu vực tư nhân. Trung tâm cũng sử dụng phân tích dữ liệu hiện đại và các nền tảng phát triển phần mềm hợp tác, cho phép cả các phương pháp phân tích dữ liệu nâng cao và sự hợp tác liền mạch trong INSEAD cũng như với các tổ chức và nhà tài trợ khác.

Cá nhân tiêu biểu

Hiệp hội cựu học viên được thành lập bởi một nhóm cựu học viên vào năm 1961 và hợp tác chặt chẽ với INSEAD để cung cấp dịch vụ cho cộng đồng cựu học viên INSEAD toàn cầu gồm 46.000+ thành viên tại 171 quốc gia.[101] Nhiều người là thành viên của Hiệp hội Cựu học viên Quốc tế INSEAD, trong đó có 46 hiệp hội cựu sinh viên quốc gia.[102]

  • Julie Battilana, Cựu nghiên cứu sinh tiến sỹ tại INSEAD, nay là Giáo sư Quản trị Kinh doanh tại Trường Kinh doanh Harvard và Giáo sư Đổi mới Sáng tạo Xã hội tại Trường Harvard Kennedy.
    Julie Battilana, Cựu nghiên cứu sinh tiến sỹ tại INSEAD, nay là Giáo sư Quản trị Kinh doanh tại Trường Kinh doanh Harvard và Giáo sư Đổi mới Sáng tạo Xã hội tại Trường Harvard Kennedy.
  • Helge Lund, cựu sinh viên MBA, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn BP, Chủ tịch Hội đồng quản trị Novo Nordisk.
    Helge Lund, cựu sinh viên MBA, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn BP, Chủ tịch Hội đồng quản trị Novo Nordisk.
  • Geoff Ralston, cựu sinh viên MBA, Chủ tịch của Y Combinator
    Geoff Ralston, cựu sinh viên MBA, Chủ tịch của Y Combinator
  • Jusuf Kalla, cựu sinh viên MBA, Phó tổng thống Indonesia.
    Jusuf Kalla, cựu sinh viên MBA, Phó tổng thống Indonesia.
  • Lucy Quist, cựu sinh viên MBA, Giám đốc điều hành Khối Công nghệ, Morgan Stanley.
    Lucy Quist, cựu sinh viên MBA, Giám đốc điều hành Khối Công nghệ, Morgan Stanley.
  • Johann Schneider-Ammann, cựu sinh viên MBA, Tổng thống Thụy sỹ.
    Johann Schneider-Ammann, cựu sinh viên MBA, Tổng thống Thụy sỹ.
  • Jovita Carranza, cựu sinh viên MBA, Thống đốc Ngân khố Liên bang Hoa Kỳ thứ 44
    Jovita Carranza, cựu sinh viên MBA, Thống đốc Ngân khố Liên bang Hoa Kỳ thứ 44
  • Najib Mikati, Doanh nhân tỷ phú và nguyên Thủ tướng Li Băng.
    Najib Mikati, Doanh nhân tỷ phú và nguyên Thủ tướng Li Băng.
  • Börje Ekholm, cựu sinh viên MBA, CEO của Ericsson
    Börje Ekholm, cựu sinh viên MBA, CEO của Ericsson
  • Perry Lim, cựu sinh viên MBA, nguyên Tư lệnh các lực lượng vũ trang Singapore.
    Perry Lim, cựu sinh viên MBA, nguyên Tư lệnh các lực lượng vũ trang Singapore.
  • Tidjane Thiam, cựu sinh viên MBA, Nguyên CEO của Credit Suisse và Prudential
    Tidjane Thiam, cựu sinh viên MBA, Nguyên CEO của Credit SuissePrudential
  • Bill Morneau, cựu sinh viên MBA, Bộ trưởng Tài chính Canada
    Bill Morneau, cựu sinh viên MBA, Bộ trưởng Tài chính Canada
  • Mamuka Bakhtadze, Thủ tướng Gruzia
    Mamuka Bakhtadze, Thủ tướng Gruzia
  • Fernando Zobel de Ayala, Chủ tịch và COO, Ayala Corporation
    Fernando Zobel de Ayala, Chủ tịch và COO, Ayala Corporation
  • Wopke Hoekstra, cựu sinh viên MBA, Phó Thủ tướng Hà Lan
    Wopke Hoekstra, cựu sinh viên MBA, Phó Thủ tướng Hà Lan
  • Eric Wiebes, Bộ trưởng Kinh tế và Chính sách Khí hậu Hà Lan
    Eric Wiebes, Bộ trưởng Kinh tế và Chính sách Khí hậu Hà Lan
  • Muriel Penicaud, Bộ trưởng Lao động Pháp
    Muriel Penicaud, Bộ trưởng Lao động Pháp
  • William Hague, cựu sinh viên MBA, Nguyên Quốc vụ khanh Thứ nhất phụ trách Ngoại giao, Nguyên Lãnh đạo Hạ viện Vương quốc Anh.
    William Hague, cựu sinh viên MBA, Nguyên Quốc vụ khanh Thứ nhất phụ trách Ngoại giao, Nguyên Lãnh đạo Hạ viện Vương quốc Anh.
  • Peter Fudakowski, Giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất.
    Peter Fudakowski, Giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất.

Ngoài các hiệp hội quốc gia, các cựu sinh viên INSEAD đã thành lập các câu lạc bộ và nhóm dành riêng cho các ngành và hoạt động cụ thể.[103] Các nhóm này bao gồm Hubert Society, Energy Club,[104] INSEAD Healthcare Alumni Network [105] và Salamander Golf Society.[106]

Học giả

  • Georges Doriot, "cha đẻ của chủ nghĩa đầu tư mạo hiểm"[107] , nguyên hiệu phó của Trường Kinh doanh Harvard và người sáng lập của INSEAD
  • W. Chan Kim, và Renée Mauborgne, Hai Giáo sư về chiến lược và tác giả của học thuyết Chiến lược đại dương xanh và cuốn sách cùng tên, giải Thinker50 vinh danh những nhà tư tưởng hàng đầu trong khoa học quản trị.
  • Herminia Ibarra, nguyên giáo sư về khoa học hành vi tại INSEAD, nay là giáo sư tại Trường Kinh doanh London, giải Thinker50 vinh danh những nhà tư tưởng hàng đầu trong khoa học quản trị.
  • Julie Battilana, cựu nghiên cứu sinh tiến sĩ tại INSEAD, Giáo sư Joseph C. Wilson về Quản trị Kinh doanh tại Trường Kinh doanh Harvard và Giáo sư Đổi mới Xã hội Alan L. Gleitsman tại Trường Chính sách Công Harvard.[108]
  • Ian Goldin, cựu sinh viên AMP tại INSEAD, Giáo sư và Giám đốc sáng lập tại Oxford Martin School, Đại học Oxford.
  • Will Hutton, cựu sinh viên MBA tại INSEAD, Nguyên Hiệu trưởng, Hertford College, Oxford.
  • Johanna Mair, cựu nghiên cứu sinh tiến sĩ tại INSEAD, Giáo sư về Tổ chức, Chiến lược và Lãnh đạo tại Trường Quản trị Hertie, Đồng giám đốc Phòng thí nghiệm Đổi mới Toàn cầu cho Tác động tại Đại học Stanford.[109]
  • Luc Wathieu, cựu nghiên cứu sinh tiến sĩ tại INSEAD, Giáo sư về Tiếp thị tại Trường Kinh doanh McDonough, Đại học Georgetown, từng là Phó Hiệu trưởng từ năm 2013 đến 2017.[110]
  • Zsolt Katona, cựu nghiên cứu sinh tiến sĩ tại INSEAD, Giáo sư Tiếp thị Cheryl và Christian Valentine, UC Berkeley.[111]
  • Haiyang Yang, cựu nghiên cứu sinh tiến sĩ tại INSEAD, Phó Giáo sư tại Trường Kinh doanh Carey, Đại học Johns Hopkins.[112]
  • Ludovic Phalippou, cựu nghiên cứu sinh tiến sĩ tại INSEAD, Giáo sư Kinh tế Tài chính, Đại học Oxford.[113]
  • Stylianos (Stelios) Kavadias, cựu nghiên cứu sinh tiến sĩ tại INSEAD, Giáo sư Margaret Thatcher về Nghiên cứu Doanh nghiệp trong Đổi mới & Tăng trưởng tại Trường Kinh doanh Cambridge Judge, Đại học Cambridge, Đồng Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp.[114]

Tổng giám đốc/Chủ tịch HĐQT trong Financial Times Global 500 và Fortune 500

  • Tidjane Thiam, Former CEO, Credit SuissePrudential
  • Börje Ekholm, CEO, Ericsson
  • André Calantzopoulos, CEO, Philip Morris International
  • António Horta-Osório, CEO, Lloyds Banking Group, Chủ tịch Hội đồng quản trị Credit Suisse.
  • Ben Keswick, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Jardine Matheson
  • Bob van Dijk, CEO, Naspers
  • Mark Read, CEO, WPP
  • Gonzalo Gortázar, CEO, CaixaBank
  • Franz Humer, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Diageo
  • Flemming Ornskov, CEO, Galderma
  • Helge Lund, CEO, BG Group, Chủ tịch Hội đồng quản trị BP, Chủ tịch Hội đồng quản trị Novo Nordisk.
  • Lord Simon of Highbury, Former Chairman and CEO, BP
  • Marius Kloppers, Former CEO, BHP Billiton
  • Sir Lindsay Owen-Jones, Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, L'Oreal
  • Colin Dyer, CEO, Jones Lang LaSalle
  • Arthur Sadoun, CEO, Publicis groupe
  • Paul Desmarais, Jr., Chủ tịch Hội đồng quản trị và Co-CEO, Power Corporation of Canada

Doanh nhân/Entrepreneur

  • Bernard Broermann, Founder Asklepios Kliniken, hệ thống bệnh viện tư nhân lớn nhất nước Đức. Broermann có tài sản ròng 3,5 tỷ đô la Mỹ[115]
  • Rudolf Maag, Founder Stratec Medical, được mua lại bởi Johnson & Johnson. Maag có tài sản ròng 4,1 tỷ đô la Mỹ[116]
  • Reinold Geiger, Chủ tịch và CEO L'Occitane. Geiger có tài sản ròng 1,3 tỷ đô la Mỹ[117]
  • SP Hinduja Shanu, Chủ tịch ngân hàng Hinduja tại Thụy Sỹ. Shanu có tài sản ròng 19,5 tỷ đô la Mỹ[118]
  • André Hoffmann, Cổ đông hãng dược Hoffmann-La Roche. Hoffmann có tài sản ròng 4,7 tỷ đô la Mỹ[119]
  • Najib Mikati, Founder Investcom, công ty viễn thông lớn tại Li băng và sau đó trở thành Thủ tướng nước này. Mikati có tài sản ròng 3 tỷ đô la Mỹ[120]
  • Wolfgang Marguerre, Founder and Chairman Octapharma, công ty dược tại Thụy Sỹ. Marguerre có tài sản ròng 7,7 tỷ đô la Mỹ[121][122]
  • Henry Engelhardt, Founder Admiral Group, công ty bảo hiểm tại Anh. Engelhardt có tài sản ròng 1,5 tỷ đô la Mỹ[123][124]
  • Andreas Jacobs, Chủ tịch Hội đồng quản trị INSEAD, Thành viên Hội đồng quản trị Jacobs Holdings, Nguyên phó chủ tịch Adecco[125]
  • Taavet Hinrikus, Co-Founder and CEO, TransferWise, công ty siêu kỳ lân trong lĩnh vực fintech. Hinrikus có tài sản ròng 1,5 tỷ đô.[126]
  • Jani Rautiainen, Co-Founder, PropertyGuru[127], công ty kỳ lân trong lĩnh vực proptech
  • Kevin P. Ryan, Co-Founder & Former CEO, DoubleClick, CEO, Gilt Groupe, Co-founder, MongoDB - công ty kỳ lân trong lĩnh vực cơ sở dữ liệu, Co-founder, Business Insider.
  • Cameron Stevens, Founder and CEO, Prodigy Finance, công ty kỳ lân trong lĩnh vực fintech
  • Said Darwazah, Founder, CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hikma Pharmaceuticals
  • Roustam Tariko, Founder & President, Russian Standard, tỷ phú đô la.
  • Nicolas Brusson, Co-Founder and CEO, BlaBlaCar, công ty kỳ lân trong lĩnh vực vận tải và giao hàng
  • Erik Wachtmeister, Founder, aSmallWorld
  • Gary Wang, Founder và CEO, kỳ lân công nghệ Tudou

Công nghệ

  • Goeff Ralston, Chủ tịch Y Combinator
  • Barney Harford, Thành viên Hội đồng Quản trị United Airlines, Former COO, Uber, Former CEO Orbitz
  • Hari V. Krishnan, CEO, PropertyGuru
  • Tom Adams, Former Chairman & CEO, Rosetta Stone Inc.
  • Jeff Goldstein, President, PriceGrabber

Tài chính

  • Huw van Steenis, Head of European Financials Services Research, Morgan Stanley
  • Meera Sanyal, Former CEO of Royal Bank of Scotland, India
  • Philip Hampton, Chairman, J Sainsbury; Former Chairman, Royal Bank of Scotland Group
  • Paul Marshall, Co-founder and Chairman, Marshall Wace
  • Miguel Pais do Amaral, Entrepreneur, Quifel Holdings
  • Driss Ben-Brahim, Special Situations, GLG Partners
  • Andrea Orcel, CEO, Banco Santander
  • Rob Formby, COO, Allan Gray
  • Niall Wass, COO, Wonga.com
  • Joshua Oigara, CEO, KCB Group Limited

Hàng và dịch vụ tiêu dùng

  • Niels Christiansen, CEO, LEGO
  • Antoine Arnault, CEO, Berluti, and Chairman, Loro Piana
  • Adam Goldstein, CEO, Royal Caribbean International
  • Baron Robert Gillespie of Blackhall, OBE (born 1947), industrialist and author
  • Philippe Harache, Former deputy CEO, Eurocopter
  • Barbara Martin Coppola, Chief Digital Officer, IKEA
  • Grégoire de Spoelberch, Thành viên hội đồng quản trị, Anheuser-Busch InBev
  • Johan Van Gossum, Global Vice President of Financial Reporting and Accounting, Anheuser-Busch InBev

Công nghiệp

  • Jessica Uhl, CFO, Royal Dutch Shell
  • Fernando Zobel de Ayala, President & COO, Ayala Corporation
  • Philip Hampton, Chairman, J Sainsbury former Group Finance Director, Lloyds TSB, BT Group, and British Steel
  • Noel Tata, Managing Director, Tata International
  • Sam Laidlaw, CEO, Centrica plc
  • Peter Záboji, angel investor and entrepreneur
  • Carolyn Fairbairn, Director-General, Confederation of British Industry
  • Egil Hogna, President & CEO, Sapa Group
  • Finn Rausing, Co-Owner, Tetra Laval
  • Luca Desiata, CEO, SOGIN
  • Yves-Michel Marti, pioneer in Competitive Intelligence, CEO of The Baconian Company and Magentine
  • Chaitanya Kalipatnapu, Co-Founder, Eruditus Executive Education
  • Antoine Rostand, President, Schlumberger Business Consulting

Chính trị gia

  • Johann Schneider-Ammann, Cựu Tổng thống Thụy Sĩ
  • Jusuf Kalla, Cựu Phó Tổng thống Indonesia
  • Najib Mikati, Cựu Thủ tướng Li Băng
  • Mamuka Bakhtadze, Thủ tướng thứ 13 của Gruzia
  • Wopke Hoekstra, Bộ trưởng Tài chính Hà Lan
  • Bill Morneau, Bộ trưởng Tài chính Canada
  • Seamus O'Regan, Bộ trưởng Tài nguyên Canada
  • William Hague, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Quốc
  • Perry Lim, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Singapore
  • Andrew Large, Cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh
  • Conor Lenihan, Cựu Bộ trưởng Ireland
  • Elena Panaritis, Ủy viên Quốc hội Hy Lạp
  • Hoàng tử Constantijn của Hà Lan
  • Hoàng tử Friso của Orange-Nassau
  • Hoàng tử Jean của Luxembourg
  • Jovita Carranza, Thống đốc Ngân khố Hoa Kỳ
  • Jussi Pajunen, Cựu Thị trưởng Helsinki
  • Tioulong Saumura, Ủy viên Quốc hội Cambodia
  • Sam Rainsy, Ủy viên Quốc hội Cambodia
  • Wolf Klinz, Nghị sĩ Nghị viện châu Âu

Các lĩnh vực khác

  • Andrew Noble (Vận động viên trượt tuyết) 2010 Winter Olympics Alpine Skiing
  • Jan Jananayagam, Co-Founder, Tamils Against Genocide
  • Lucy Quist, President of African Institute of Mathematical Sciences, Ghana
  • Peter Fudakowski, 2006 Academy Award Winner for Best Foreign Film
  • Will Hutton, Hiệu trưởng, Hertford College, Oxford
  • Ryoichi Ueda, Former President, Đài truyền hình NHK[128]

Cựu sinh viên INSEAD tại Việt Nam

  • Phạm Phú Khôi, Phó Tổng giám đốc VPBank [129]
  • Ngô Thuỳ Ngọc Tú, Chủ tịch YOLA, Đồng sáng lập ứng dụng học tiếng Anh ELSA, Forbes Việt Nam 30 under 30 năm 2015 [130]
  • Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Lenovo Vietnam [131]

Xem thêm

  • Chiến lược đại dương xanh - một cuốn sách và khái niệm chiến lược được phát triển bởi giảng viên INSEAD
  • Trường học kinh doanh

Tham khảo

  1. ^ “INSEAD's Endowment”. INSEAD. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ Gallezo-Estaura, Krisana (ngày 14 tháng 1 năm 2015). “Meet INSEAD's new chairman of the board”. Singapore Business Review. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2016.
  3. ^ “Ilian Mihov appointed Dean of INSEAD”. MBA Today. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2014.
  4. ^ “What's Different About INSEAD's Master In Management?”. businessbecause.com. ngày 30 tháng 5 năm 2019.
  5. ^ a b Goldberg, Robyn (14 tháng 9 năm 2022). “Bảng xếp hạng cựu sinh viên các trường đại học giàu có và có ảnh hưởng nhất 2022”. Altrata. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ a b “Which Business Schools Have The Most Billionaire Alumni?”.[liên kết hỏng]
  7. ^ a b Goldberg, Robyn (14 tháng 9 năm 2022). “University Alumni Rankings of the Wealthy and Influential 2022”. Altrata. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
  8. ^ “World's top 100 universities for producing millionaires”.
  9. ^ “Unicorn Universities 2022: Where do Europe's unicorn founders study? | Sifted”. sifted.eu. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  10. ^ “2021 PitchBook university rankings: Top 50 colleges for founders | PitchBook”. pitchbook.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2022.
  11. ^ Bleizeffer, Kristy (27 tháng 9 năm 2023). “Poets&Quants' Top 100 MBA Startups Of 2023”. Poets&Quants (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2024.
  12. ^ “The rise of the MBA politicians”.
  13. ^ “Who Made America? | Innovators | Georges Doriot”. pbs.org.
  14. ^ “Five Degrees of Doriot”. Harvard Business School.
  15. ^ “Inside INSEAD's Admissions Criteria: What You Need to Know”. Business Because. 3 tháng 6, 2020.
  16. ^ Schmitt, Jeff (28 tháng 2, 2023). “Meet INSEAD's MBA Class Of 2023”. Poets&Quants (bằng tiếng Anh). Truy cập 19 tháng 8, 2024.
  17. ^ “A brief history of INSEAD: Dean Mihov reflects on the school's first 60 years”. INSEAD. Truy cập 19 tháng 8, 2024.
  18. ^ Gladstone, David (1988). Venture Capital at the Crossroads. Harvard Business School Press. ISBN 978-0875842433 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp).
  19. ^ “Our History”. INSEAD. Truy cập 19 tháng 5, 2014.
  20. ^ “INSEAD - Case - Faculty & Research - Harvard Business School”. www.hbs.edu. Truy cập 19 tháng 8, 2024.
  21. ^ “Wharton-INSEAD Alliance”. Wharton. Truy cập 1 tháng 9, 2024.
  22. ^ “Business Schools for Climate Leadership”. BS4CL. Truy cập 31 tháng 8, 2024.
  23. ^ Kaplan, Andreas (2018). “Andreas Kaplan, 2018, A school is "a building that has four walls...with tomorrow inside": Toward the reinvention of the business school, Business Horizons”. Business Horizons. 61 (4): 599–608. doi:10.1016/j.bushor.2018.03.010.
  24. ^ “A Force for Good - A conversation with INSEAD Dean Ilian Mihov”. Developing Leaders, Issue 17 - Autumn/Fall 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  25. ^ “INSEAD - Leading Business School in Europe, Asia and Abu Dhabi”. Between-Us. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  26. ^ Datar, Srikant M.; Garvin, David A.; Knoop, Carin-Isabel (tháng 5 năm 2009). “INSEAD”. Harvard Business School Case 308-009.
  27. ^ “MBA Programme - Campus Exchange”. insead.edu/. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  28. ^ “MBA Programme - Campus Exchange”. mba.insead.edu/. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  29. ^ “Is a summer internship necessary in a one-year MBA?”. The Globe and Mail. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
  30. ^ “MBA Programme - Ten reasons to choose the INSEAD MBA”. mba.insead.edu/. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  31. ^ “Welcome to INSEAD's Executive MBA programme”. global.emba.insead.edu/. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  32. ^ “Tsinghua-INSEAD EMBA Programme (TIEMBA) - INSEAD”. insead.edu. ngày 19 tháng 4 năm 2017.
  33. ^ “清华大学”. tsinghua.edu.cn.
  34. ^ “TOP MBA - INSEAD Executive MBA”. Quacquarelli Symonds. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  35. ^ “The INSEAD Executive Master in Consulting and Coaching for Change Programme”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
  36. ^ “Executive Master in Consulting and Coaching for Change - Creating Reflective Change Agents”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
  37. ^ “The INSEAD MFin - Preparing Financial Leaders”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
  38. ^ “INSEAD PhD in Management Overview”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
  39. ^ “INSEAD PhD in Management Programme Overview”. INSEAD. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2014.
  40. ^ “INSEAD-Wharton Alliance”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  41. ^ “INSEAD PhD in Management Areas of Specialisation”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
  42. ^ “INSEAD PhD in Management Fellowship and Financing”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  43. ^ “INSEAD at a Glance” (PDF). INSEAD. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2013.
  44. ^ “INSEAD at a Glance”. INSEAD. tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  45. ^ “Global MBA Ranking 2015”. Financial Times. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
  46. ^ “Executive MBA Ranking 2015”. [FT.com]. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.
  47. ^ “Báo cáo Bền vững INSEAD 2019” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2021.
  48. ^ Palin, Adam (22 Tháng Một 2016). “CEO FT500 đã học ở trường kinh doanh nào”. Financial Times. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2022.
  49. ^ “20 trường đại học trên thế giới sản sinh ra những sinh viên giàu có nhất”. CNBC. 31 Tháng Bảy 2019. Lưu trữ bản gốc 10 Tháng Mười Hai 2023. Truy cập 14 Tháng Mười Hai 2020.
  50. ^ “10 Chương trình MBA tốt nhất để trở thành tỷ phú”. 13 Tháng Mười Một 2014. Lưu trữ bản gốc 25 Tháng Sáu 2024. Truy cập 25 Tháng Sáu 2024.
  51. ^ “Pascaline Servan-Schreiber và Kevin Ryan, cả hai đều là MBA'90D, là người bảo trợ sáng lập của INSEAD San Francisco Hub | Chiến dịch gây quỹ của INSEAD - Lực lượng cho điều tốt đẹp”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
  52. ^ a b “PitchBook Universities: Top 100 colleges ranked by startup founders”. Truy cập 7 tháng 9 năm 2024.
  53. ^ “Europe's top 10 'unicorn universities' 2022”. Sifted. Truy cập 7 tháng 9 năm 2024.
  54. ^ “Top 100 Công ty khởi nghiệp MBA của Poets&Quants năm 2023”. 3 Tháng Mười 2023. Lưu trữ bản gốc 4 Tháng Sáu 2024. Truy cập 24 Tháng Năm 2024.
  55. ^ Ethier, Marc (18 Tháng Mười Hai 2023). “Chương trình MBA của Poets&Quants cho năm 2023: INSEAD”. Poets&Quants (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
  56. ^ “MBA 2022 - Bảng xếp hạng trường kinh doanh của Financial Times - FT.com”. rankings.ft.com. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2022.
  57. ^ a b c “Insead - Bảng xếp hạng trường kinh doanh của Financial Times”. Financial Times. Lưu trữ bản gốc 26 Tháng Một 2022. Truy cập 26 Tháng Một 2022.
  58. ^ a b c “Insead - Bảng xếp hạng trường kinh doanh của Financial Times”. Financial Times. Lưu trữ bản gốc 26 Tháng Một 2022. Truy cập 26 Tháng Một 2022.
  59. ^ “Bảng xếp hạng các Trường Kinh doanh châu Âu 2022 - Bảng xếp hạng trường kinh doanh của Financial Times - FT.com”. rankings.ft.com. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  60. ^ “Bảng xếp hạng trường kinh doanh của Financial Times - FT.com”. rankings.ft.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
  61. ^ “Bảng xếp hạng trường kinh doanh của Financial Times - FT.com”. rankings.ft.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  62. ^ “Wharton–INSEAD Alliance”. Wharton School of the University of Pennsylvania. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2014.
  63. ^ “The INSEAD-Wharton Alliance”. INSEAD. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2014.
  64. ^ “INSEAD and Wharton renew strategic alliance”. INSEAD. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  65. ^ “Schools Participating in Full-Time Exchange”. Kellogg Northwestern. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  66. ^ “INSEAD and Paul H. Nitze School offer dual-degree programme”. INSEAD. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  67. ^ “INSEAD And Tsinghua Sem Ink New Agreement For The Tiemba Programme”. INSEAD. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  68. ^ “Tsinghua-INSEAD Executive MBA”. INSEAD. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  69. ^ “INSEAD & CEIBS partnership strengthens commitment to developing global business”. INSEAD. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  70. ^ “Alliance Sorbonne Université”. INSEAD. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  71. ^ “INSEAD and art center college of design partnership”. INSEAD. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  72. ^ “Teachers College, Columbia University Launches MA/MBA Programs to Prepare School Leaders in Education and Business Management”. Teachers College. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  73. ^ “厚益高等教育研究院携手欧洲工商管理学院,打造引领未来的新一代商业领袖”. postemba.org.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2019.
  74. ^ “Home - Centre for Decision Making and Risk Analysis - INSEAD”. centres.insead.edu.
  75. ^ “Research - INSEAD”. insead.edu. ngày 28 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  76. ^ “Healthcare Management Initiative - INSEAD”. insead.edu. ngày 23 tháng 2 năm 2017.
  77. ^ “Centres of Excellence - INSEAD”. insead.edu. ngày 15 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  78. ^ “INSEAD Blue Ocean Strategy Institute”. insead.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  79. ^ “Centres of Excellence - INSEAD”. insead.edu. ngày 15 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  80. ^ “Centres of Excellence - INSEAD”. insead.edu. ngày 15 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  81. ^ “INSEAD eLab”. centres.insead.edu.
  82. ^ “INSEAD European Competitiveness Initiative”. centres.insead.edu.
  83. ^ “Centres of Excellence - INSEAD”. insead.edu. ngày 15 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  84. ^ “Global Private Equity Initiative - INSEAD”. centres.insead.edu.
  85. ^ “Centres of Excellence - INSEAD”. insead.edu. ngày 15 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  86. ^ “INSEAD - Social Innovation Centre”. centres.insead.edu.
  87. ^ “Research - INSEAD”. insead.edu. ngày 28 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  88. ^ “The INSEAD - Wharton Alliance - INSEAD”. insead.edu. ngày 23 tháng 10 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  89. ^ “Centres of Excellence - INSEAD”. insead.edu. ngày 15 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  90. ^ “Wendel International Centre for Family Enterprise - INSEAD”. centres.insead.edu.
  91. ^ “Gender Initiative - INSEAD”. INSEAD.
  92. ^ BLoC, Team (27 tháng 4 năm 2020). “ICFAI Business School among world's most successful case publishers”. @businessline (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020.
  93. ^ “News - INSEAD”. insead.edu. ngày 6 tháng 2 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  94. ^ “INSEAD Simulations”. INSEAD. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  95. ^ “Faculty & Research - INSEAD”. insead.edu. ngày 19 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  96. ^ “Faculty & Research - INSEAD”. insead.edu. ngày 19 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2020.
  97. ^ INSEAD CALT (Centre for Advanced Learning Technologies)
  98. ^ “INSEAD Learning Innovation Centre”. INSEAD. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  99. ^ Murray, Sarah (ngày 27 tháng 10 năm 2008). “Technology: Networking widens EMBA net”. Financial Times.
  100. ^ “INSEAD elab”. INSEAD. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2013.
  101. ^ “INSEAD - Alumni - Global Alumni Network”. INSEAD. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  102. ^ “Welcome to the INSEAD Alumni Community”. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2013.
  103. ^ “Alumni Interest Groups”. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2013.
  104. ^ “Energy Network”. INSEAD. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2013.
  105. ^ “Health Advicer - Health Article Blog | Conditions and Diseases | Fitness | Nutrition | Yoga | Weight Loss | Health Care”. Health Advicer.
  106. ^ “Salamander Golf Society”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2013.
  107. ^ “WGBH Public Broadcasting Service, "Who made America?"-Georges Doriot"”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2013.
  108. ^ “Julie Battilana đứng đầu chương trình doanh nghiệp xã hội mới tại HKS”. Harvard Gazette. 1 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
  109. ^ Editor, Academic; Codirector, Stanford Social Innovation Review;; PACS, Global Innovation for Impact Lab at Stanford. “Johanna Mair”. Stanford PACS. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.Quản lý CS1: dấu chấm câu dư (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  110. ^ “Danh bạ Giảng viên Đại học Georgetown”. gufaculty360.georgetown.edu. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
  111. ^ “Zsolt Katona”. Berkeley Haas. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
  112. ^ “Haiyang Yang, Tiến sĩ”. carey.jhu.edu. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
  113. ^ “Ludovic Phalippou | Saïd Business School”. www.sbs.ox.ac.uk. 27 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
  114. ^ “Stylianos (Stelios) Kavadias”. Cambridge Judge Business School. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
  115. ^ https://www.forbes.com/profile/bernard-broermann/#46d3ddb25904. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  116. ^ https://www.forbes.com/profile/rudolf-maag/#17a50a347925. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  117. ^ https://www.forbes.com/profile/reinold-geiger/#1568786a712e. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  118. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ: |2= (trợ giúp)
  119. ^ https://www.bloomberg.com/billionaires/profiles/andre-s-hoffmann/. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  120. ^ https://www.bbc.co.uk/news/world-middle-east-12277773. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  121. ^ https://www.forbes.com/profile/wolfgang-marguerre/#22ce31c1c3a3e. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  122. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ: |2= (trợ giúp)
  123. ^ https://www.forbes.com/profile/henry-engelhardt/#f3734b2e0800. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  124. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ: |2= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  125. ^ “INSEAD Chairman”.
  126. ^ https://www.forbes.com/profile/taavet-hinrikus/?sh=2a6871da7471. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  127. ^ https://www.propertygurugroup.com/founders/jani-rautiainen/. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  128. ^ “Ryoichi Ueda Takes Over as NHK President”.
  129. ^ “Phó Tổng giám đốc VPBank 'gây sốt' với màn nhảy hiện đại”. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  130. ^ “30 under 30 — lớp 2015: Một năm nhìn lại”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  131. ^ “Lenovo Việt Nam có 'tướng' mới”. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

  • Official website of INSEAD
  • Student and Alumni Reviews about INSEAD MBA Program
  • x
  • t
  • s
Danh sách đại học ở Singapore
Tự trị
Nước ngoài
  • Curtin Education Centre
  • DigiPen Institute of Technology
  • ESSEC Business School
  • German Institute of Science and Technology - TUM Asia
  • INSEAD
  • James Cook University Singapore
  • S P Jain School of Global Management
Tư nhân
  • Kaplan Singapore
  • Management Development Institute of Singapore
  • PSB Academy
  • Raffles Design Institute
  • SDH Institute
  • Học viện Quản lý Singapore
  • Singapore Raffles Music College