Trương Qua

Nghệ sĩ Nhân dân
Trương Qua
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1927-07-11)11 tháng 7, 1927
Nơi sinh
Diên Khánh, Khánh Hòa
Mất9 tháng 2, 2016(2016-02-09) (88 tuổi)
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhì
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1984)
Nghệ sĩ nhân dân (1997)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1959 – 1991
Đào tạo
Thể loạiPhim hoạt hình
Tác phẩmDế mèn phiêu lưu ký
Bài ca trên vách núi
Sơn Tinh Thủy Tinh
Chiếc vòng bạc
Cầu vồng hóa đá
Giải thưởngLiên hoan phim Việt Nam lần thứ 2
Họa sĩ hoạt hình xuất sắc
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2017
Văn học Nghệ thuật
[sửa trên Wikidata]x • t • s

Trương Qua (11 tháng 7 năm 1927 – 9 tháng 2 năm 2016) là một đạo diễn, họa sĩ phim hoạt hình thuộc thế hệ tiên phong của Điện ảnh Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vào năm 2017.[1]

Tiểu sử và sự nghiệp

Trương Qua sinh ngày 11 tháng 7 năm 1927 tại Khánh Hòa. Năm 1959, ông cùng họa sĩ Lê Minh Hiền thực tập ở xưởng phim hoạt hình Matxcova, sau đó về Hà Nội mở lớp thực tập vẽ phim và xây dựng nền móng cho ngành hoạt hình Việt Nam.

Năm 1967, bộ phim cắt giấy màu đầu tiên Bài ca trên vách núi của Hoạt hình Việt Nam do Trương Qua thực hiện chính thức đi dự LHP Quốc tế lần II (1968) và nhận Giải thưởng của Hội Điện ảnh Rumani.

Năm 1980, phim Dế mèn phiêu lưu ký được sản xuất, tác phẩm đã đoạt Bông sen Vàng đầu tiên tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5 cho Xưởng phim Hoạt họa – Búp bê thuộc Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh do Trương Qua làm đạo diễn. Trong hơn 30 năm (từ năm 1960–1991), ông đã làm đạo diễn cho 17 bộ phim hoạt hình trong đó có những phim nổi bật như: Chiếc vòng Bạc (1962, Giải Bông sen Bạc), Bài ca trên vách núi (1967, giải Bông sen Bạc), Sơn Tinh- Thủy Tinh (1972, giải Bông sen Bạc), Dế mèn phiêu lưu ký (1980, giải Bông sen Vàng), Đam San (1984, giải thưởng của Tổng Hội Văn học nghệ thuật, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên). Ông thật sự có duyên với những bộ phim hoạt hình về các dân tộc ít người, đã giành được 3 Giải Bông sen Bạc: Chiếc vòng bạc (dân tộc Mèo), Bài ca trên vách núi (dân tộc Ba Na), Cầu vồng hóa đá (dân tộc Chăm), Đam San (dân tộc Ê- Đê). Trong đó bộ phim Đam San có thời gian thực hiện chiếm kỉ lục dài nhất trong tất cả các phim hoạt hình Việt Nam (4 năm).[2]

Ông đã được tặng thưởng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1984, Nghệ sĩ nhân dân năm 1997 và Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1998.[3]

Ngày 9 tháng 2 năm 2016, ông qua đời. Năm 2017, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.[4]

Tác phẩm

  • Trời sắp mưa (1958).
  • Đáng đời thằng Cáo (1960).
  • Cây đa chú Cuội (1961, đồng đạo diễn với Lê Minh Hiền).
  • Con một nhà (1961, biên kịch và đạo diễn).
  • Chiếc vòng bạc (1962, đạo diễn).
  • Bõm (1963, họa sỹ kiêm đạo diễn).
  • Đêm trăng rằm (1964, đạo diễn).
  • Bài ca trên vách núi (1967, đồng đạo diễn với Nguyễn Yên).
  • Sơn Tinh, Thủy Tinh (1972, đạo diễn).
  • Mầm lá xanh (1974, biên kịch).
  • Bàn tay khổng lồ (1976, đồng biên kịch và đạo diễn với Nguyễn Tường và Ngô Mạnh Lân).
  • Em bé và chiếc gương (1978, họa sỹ kiêm đạo diễn).
  • Cầu vồng hóa đá.
  • Đam San (1987, biên kịch, đạo diễn kiêm họa sỹ tạo hình).
  • Dế Mèn phiêu lưu ký (1979–1980).

Khen thưởng

Vinh danh

  • Nghệ sĩ ưu tú (1984).
  • Nghệ sĩ nhân dân (1997).
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2017).

Tham khảo

  1. ^ Thu Thủy (11 tháng 3 năm 2014). “Đạo diễn Trương Qua”. Hãng phim hoạt hình Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ Hồng Liên (29 tháng 3 năm 2016). “Nhớ NSND Trương Qua – Người nghệ sĩ và tấm lòng đam mê vì trẻ thơ”. Thế giới điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ “Hãng phim Hoạt hình Việt Nam kỷ niệm 50 năm ngày thành lập”. Sở VHTT Thành phố Hồ Chí Minh. 8 tháng 11 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ “Chủ tịch nước Quyết định trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2017”. Tổ quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
Giải thưởng của Trương Qua
  • x
  • t
  • s
Giải thưởng Liên hoan phim Việt Nam cho Họa sĩ hoạt hình
Phim hoạt hình
không phân biệt vai trò
  • Trương Qua (1973)
  • Hồ Quảng (19731975)
  • Mai Long (1975)
  • Lê Thanh – Lý Duy (1977)
  • Nguyễn Nhân Lập (1983
  • Trần Lãng – Viết Minh – Hoàng Thái (1985)
  • Phương Hoa (1988 và 1993)
  • Trương Phú Hòa (1988)
  • Nguyễn Hà Bắc (1990)
  • Phùng Văn Hà – Phạm Ngọc Tuấn (2007)
Hoạt hình
Họa sĩ chính (tạo hình)
  • Tô Ngọc Thành (1985)
  • Nguyễn Bích – Hữu Đức (1995)
  • Phương Hoa (1995 và 19992017)
  • Hà Bắc (2001)
  • Lý Thu Hà (20012015)
  • Phạm Ngọc Tuấn (20042011)
  • Lê Bình (20132021)
  • Bùi Mạnh Quang (20192023)
Hoạt hình
Họa sĩ diễn động tác
  • Hồ Đắc Vũ – Trần Trọng Bình (1980)
  • Hà Bắc (1995)
  • Hoàng Lộc (19992001)
  • tập thể phim Quán thỏ Rô- ti (1999)
  • nhóm Hoàng Lộc – Khánh Duyên (2004)
  • Nhóm họa sĩ phim Vũ điệu ánh sáng (2011)
  • Nhóm hoạ sĩ phim Hào khí Thăng Long (2013)
  • Nhóm hoạ sĩ phim Cậu bé cờ lau (2015)
  • Nhóm họa sĩ phim Sóc nâu đáng yêu (2017)
  • Nhóm hoạ sĩ phim Người anh hùng áo vải (2019)
  • Nhóm hoạ sĩ phim Người thầy của muôn đời (2021)
  • Lan Anh – Hương Lan – Thu Phương – Thu Trang – Hồng Loan – Tiến Đạt – A Dam – Phen Trịnh 2023)
  • x
  • t
  • s
Người được trao Giải thưởng Nhà nước về Điện ảnh
Đợt 1 (2001)
không có
Đợt 2 (2007)
Đợt 3 (2012)
Đợt 4 (2017)
Đợt 5 (2022)